Y học cổ truyền điều trị bệnh tiểu đường

    Y học cổ truyền điều trị bệnh tiểu đường

    "Tiêu khát là sự đốt cháy tân dịch ở bên trong cơ thể bằng đường niệu, sốt, ra mồ hôi... biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, nước tiểu có đường, người gầy nhanh.."

    ☯️Trong y học cổ truyền không có bệnh danh “tiểu đường”, nhưng đối chiếu với các chứng trạng biểu hiện trên lâm sàng căn bệnh này được quy vào phạm vi chứng “tiêu khát”, một chứng bệnh đã được nói đến rất sớm trong các y thư cổ như Hoàng đế nội kinh, Linh khu, Thiên kim yếu phương... Biểu hiện chủ yếu của chứng bệnh này được người xưa gọi là “tam đa, nhất thiểu”, nghĩa là ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều và sút cân nhanh.

    🔔 Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh

    Theo cổ nhân, tiêu khát phát sinh chủ yếu do các nguyên nhân như bẩm thụ tiên thiên bất túc (di truyền), ẩm thực bất điều (ăn uống bất hợp lý), tình chí thất điều (yếu tố tâm thần kinh), ngoại cảm lục dâm (yếu tố môi trường, nhiễm trùng...), cửu phục đan dược (dùng thuốc bất hợp lý), trường kỳ ẩm tửu, phòng lao bất điều (tửu sắc và lao lực quá độ)...Các nguyên nhân này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm rối loạn công năng các tạng phủ, trong đó đặc biệt là ba tạng tỳ, phế và thận, từ đó mà phát sinh tiêu khát. Ví như, ăn uống không hợp lý, dùng quá nhiều đồ ăn thức uống béo bổ và khó tiêu khiến cho tỳ vị bị tổn thương, mất khả năng chuyển vận và tiêu hoá thức ăn gây nên tích trệ, lâu ngày hoá nhiệt làm tổn hao âm dịch mà phát sinh thành bệnh. Hoặc như, căng thẳng thần kinh kéo dài làm cho tạng can mất khả năng sơ tiết, can khí uất kết mà hoá hoả, hoả phía trên gây tổn thương âm dịch của phế và vị, phía dưới gây tổn thương âm dịch của thận, từ đó mà phát sinh tiêu khát…

    🔔Về trị liệu, cổ nhân thường lấy biện chứng “tam tiêu” làm cơ sở, nghĩa là phân chia thành 3 thể: Thượng tiêu (phần trên cơ thể, gồm tâm và phế), Trung tiêu (phần giữa cơ thể, gồm tỳ và vị) và Hạ tiêu (phần dưới của cơ thể, gồm can, thận, tiểu trường, đại trường và bàng quang).

    ✅Tiểu đường thiên về thượng tiêu

    Biểu hiện: Tân dịch hao tổn, kèm theo các triệu chứng: Khát, uống nhiều, miệng khô, lưỡi ráo, tiểu tiện nhiều lần. Mạch sác.

    Phương pháp điều trị: Dưỡng âm nhuận phế

    Bài thuốc- Thiên hoa phấn thang: Thiên hoa phấn 36g, sinh địa 24g, mạch môn 24g, cam thảo 8g, ngũ vị tử 8g, đạo mễ 16g.

    Cách dùng: Mạch môn bỏ lõi, các vị trên (trừ đạo mễ) sắc với 1500ml nước. còn 600ml, cho đạo mễ vào đun vừa chín, lọc bỏ bã. Chia đều 7 phần, ngày uống 5 lần, tối uống 2 lần.

    ✅ Tiểu đường thiên về trung tiêu

    Biểu hiện: Trường vị hỏa uất táo thực, kèm theo các triệu chứng : Ăn nhiều, chóng đói, cồn ruột, gày sút nhanh

    Phương pháp điều trị: Dưỡng vị sinh tân

    Bài thuốc-Tăng dịch thang: Huyền sâm 32g, sinh địa 32g, mạch môn 32g, thiên hoa phấn 32g, hoàng liên 10g.

    Cách dùng: Mạch môn bỏ lõi, các vị trên sắc với 1800ml nước, lọc bỏ bã , lấy 300ml. Chia đều 7 phần, ngày uống 5 lần, tối uống 2 lần.

    ✅ Tiểu đường thiên về hạ tiêu

    Biểu hiện: Thận âm bất túc, hoặc quá hư nên có các triệu chứng chính: tiểu nhiều, cả số lượng nước tiểu và số lần, mệt mỏi, đau lưng, mỏi khớp.

    Phương pháp điều trị: Bổ thận sinh tân

    Bài thuốc - Lục vị đại hoàng thang gia thạch hộc thiên hoa phấn: Sơn thù 16g, đan bì 12g, trạch tả 12g, hoài sơn 16g, thục địa 32g, thạch hộc 12g, thiên hoa phấn 12g, bạch linh 12g.

    Cách dùng: Các vị trên sắc với 1800ml nước, lọc bỏ bã , lấy 400ml. Chia đều 7 phần, ngày uống 5 lần, tối uống 2 lần.

    🔔 kinh nghiệm dân gian:

    Đây là phương pháp trị liệu thường rất đơn giản, dễ kiếm, dễ dùng, rẻ tiền và có hiệu quả ở các mức độ khác nhau. Kinh nghiệm trị liệu tiểu đường trong dân gian là rất phong phú nhưng chưa được chú ý đúng mức và khai thác hết. Ví như: dùng lá ổi, rễ cây dâm bụt, rễ cây dâu tằm, mướp đắng, thiên hoa phấn, củ mài, hoàng liên...sắc uống; dùng dưa hấu, cà rốt, lê, dưa chuột, bí đao, mướp đắng...ép lấy nước uông hàng ngày ; dùng con gián hoặc cương tàm sao vàng tán bột uống...

    🔔 Không dùng thuốc:

    sử dụng các liệu pháp tự nhiên như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, dược thiện, trà dược, cháo thuốc, dán thuốc vào huyệt, tắm thuốc, tập luyện khí công dưỡng sinh...Ví như, chế độ ăn nên trọng dụng các loại thực phẩm như râu ngô, các chế phẩm của đậu tương và đậu đen, xích tiểu đậu, bạch biển đậu, mướp đắng, bí đỏ, bí đao, dưa hấu, tỏi, hoài sơn, hành tây, rau cần, cà rốt, củ cải, măng, hẹ, ngân nhĩ, hải tảo, tuỵ lợn, cá quả, cá trạch, hải sâm...; thường xuyên dùng các loại trà dược như khổ qua trà, nam qua phấn giáng đường trà, ngọc mễ tu trà, la hán quả trà, mạch môn hoàng liên trà, hoàng tinh ngọc trúc trà, mạch đông sinh địa tiêu khát trà, cát phấn ngọc tuyền trà, dương sâm hoa phấn tiêu khát trà...; có thể dùng các loại cháo thuốc như cháo tuỵ lợn, cháo khổ qua, cháo nhị phấn trư đỗ, cháo địa cốt bì ngọc mễ tu, cháo đông qua dĩ nhân...

    ✅ Tốt nhất người bệnh hãy đi khám để được tư vấn cụ thể phù hợp với cá nhân.

    ☎️☎️☎️ Qúy bệnh nhân khi có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, dược liệu... Hãy đến với Phòng Khám YHCT Thuận Nhân để được đội ngũ y bác sỹ nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, thăm khám và điều trị hiệu quả!

    ❤️❤️❤️ Phòng Khám YHCT Thuận Nhân

    Y TÂM – PHƯƠNG TINH – DƯỢC TỐT

    Sức khỏe là cội nguồn của Hạnh Phúc

    ✅ Bs. Quách Trí Quang Điện thoại : 097.550.9088

    ✅ Ys .Quyên Lương Điện thoại : 0967.176.223

    ✅ Ds . Tú Hoàng Điện thoại : 0903.133.082

    ✅ Địa chỉ: Số 434 – Đường Trường Chinh – Phường 13 – Quận Tân Bình -TP. Hồ Chí Minh.

    Google map
    Fanpage
    Zalo
    Hotline
    0