Đông y điều trị viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mạn tính mà tổn thương chính là màng bao hoạt dịch của khớp, là một bệnh hay gặp nhất trong các bệnh khớp.

    Đặc điểm lâm sàng của bệnh là tiến triển kéo dài, sưng đau, cứng khớp, gây ảnh hưởng đến chức năng vận động, dẫn đến tàn phế. Bệnh thuộc phạm trù “chứng tý”, “lịch tiết phong”, “hạc tất phong” trong Đông y.

    Đông y điều trị viêm khớp dạng thấp
    Đông y điều trị viêm khớp dạng thấp

    Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp

    • Người bệnh thường bị cứng khớp vào buổi sáng: Sau khi thức dậy thường không thể vận động được mà phải xoay hoặc xoa khớp một hồi mới di chuyển được.
    • Vị trí các khớp bị viêm: Khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, ngón chân, bàn chân, đầu gối, có khi cả khớp háng và đốt sống… co duỗi, cử động khó khăn.
    • Khớp có hiện tượng viêm: Sưng, nóng, đỏ, đau... và luôn bị đau đối xứng hai bên, tức là đau ở 2 khớp đối xứng với nhau như hai ngón tay, hai đầu gối.
    • Biến dạng khớp: Sau một thời gian đau khớp, bàn tay hay bàn chân người bệnh bị biến dạng khớp có thể gây tàn phế.
    • Ngoài ra, bệnh viêm khớp dạng thấp còn gặp một số biểu hiện như sốt, ra mồ hôi, sợ gió, chán ăn, mất ngủ, người gầy, da xanh, có ban đỏ ở lòng bàn tay, gan bàn chân
    Đông y điều trị viêm khớp dạng thấp
    Đông y điều trị viêm khớp dạng thấp

    Bài thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp có đợt tiến triển cấp

    Tùy theo triệu chứng lâm sàng của bệnh có thể phân các thể bệnh điều trị như sau

    Bài 1: Rễ cây vòi voi 16g, hy thiêm 16g, ngưu tất 12g, huyết dụ 10g, sinh địa 12g, thổ phục linh 16g, rễ cây cà gai leo 10g, rễ cây cúc áo 10g, kê huyết đằng 12g, sinh địa 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

    Bài 2 - Bạch hổ quế chi thanh gia giảm: Thạch cao 40g, tri mẫu 12g, quế chi 6g, hoàng bá 12g, thương truật 8g, tang chi 12g, ngạnh mễ 12g, kim ngân 20g, phòng kỷ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

    Nếu có hồng ban nút hoặc sưng đỏ nhiều, thêm đan bì 12g, xích thược 8g, sinh địa 20g.

    Bài 3 - Quế chi thược dược tri mẫu thang gia giảm: Quế chi 8g, tri mẫu 12g, bạch thược 12g, bạch truật 12g, cam thảo 6g, phòng phong 12g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 12g, ma hoàng 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

    Nếu các khớp sưng đau kéo dài, sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, miệng khô, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác... vẫn dùng các bài thuốc trên, bỏ quế chi, thêm sinh địa 12g, huyền sâm 12g, địa cốt bì 8g, sa sâm 8g…

    Châm cứu huyệt tại các khớp sưng đau và vùng lân cận, toàn thân châm huyệt hợp cốc, phong môn, túc tam lý, huyết hải, đại chùy...

    Đông y điều trị viêm khớp dạng thấp
    Đông y điều trị viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp kéo dài có biến dạng, teo cơ, dính cứng khớp

    Bài thuốc: Nam tinh chế 8g, bạch giới tử sao 8g, hồng hoa 8g, cương tằm 12g, đào nhân 8g, xuyên sơn giáp 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

    Châm cứu: Châm các huyệt như phần trên.

    Xoa bóp: Tại các khớp và các cơ quanh khớp: ấn, day, lăn, véo…

    Vừa xoa bóp vừa vận động các khớp theo các tư thế, động tác cơ năng. Vận động từng bước, kiên trì chịu đựng, dần dần tới lúc các khớp hồi phục các động tác. Cần thường xuyên luyện tập đi, tập co duỗi theo các động tác cơ năng.

    Xoa bóp, vận động là phương pháp chủ yếu và quyết định hiệu quả điều trị trong giai đoạn này.

    Đề phòng bệnh viêm khớp dạng thấp tái phát

    Sau khi bệnh đã ổn định, các khớp hết sưng, nóng, đỏ, đau cần đề phòng đợt tái phát bằng bài thuốc sau: Sinh địa 12g, huyền sâm 12g, ngưu tất 16g, phòng phong 12g, phụ tử chế 16g, thổ phục linh 16g, kim ngân dây 16g, tang ký sinh 12g, thạch hộc 12g, ý dĩ 12g, hà thủ ô 12g, tỳ giải 12g.

    Cách dùng: Sắc uống mỗi tuần 3 thang, trong 6 tháng. Hoặc các vị thuốc tán nhỏ, sắc uống, mỗi ngày 40g.

    Đông y điều trị viêm khớp dạng thấp
    Đông y điều trị viêm khớp dạng thấp

    ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP BẰNG THUỐC NAM.

    Một số bài thuốc đơn giản :

    Bồ kết 1 phần, muối ăn 2 phần, giã nát, sao nóng, dùng vải xanh gói lại chỗ đau, khi lạnh lại thay, sẽ hết đau ngay.

    Dây đau xương sao vàng, hạ thổ, sắc uống mỗi ngày 15-20g. Cây thuốc này có thể thu hái hoặc mua tại các hàng thuốc Nam.

    Đẳng sâm, sắc uống mỗi ngày 15-20g. Vị này có thể mua tại các hàng thuốc Bắc.

    Danh y Tuệ Tĩnh trong các tác phẩm “Nam dược thần hiệu” cũng giới thiệu một số bài thuốc sau:

    Ý dĩ nhân, nấu cháo ăn lâu dài.

    Dấm tốt lâu năm một bát, hành củ 3 lạng giã nát, nấu lẫn cho sôi rồi gói vào vải, chườm nóng chỗ đau.

    Hạt cải tán bột, hòa với lòng trắng trứng gà bôi, ngoài lấy lụa bọc lại, ngày thay một lần.

    Lá ngải cứu, hành (cả rễ), gừng (bỏ vỏ). Cả 3 thứ lượng đều nhau, giã nát, tẩm rượu xào nóng đắp chỗ đau, lấy lá thầu đầu đắp ngoài buộc lại, ngày thay 5-6 lần đến khi khỏi đau thì thôi.

    Quả ké đầu ngựa 2 lạng, giã nát, mỗi lần dùng 2- 3 đồng cân (8-12g) sắc uống khi hơi đói. Ky ăn thịt lợn.

    Kim ngân hoa (cả lá), trộn với rượu, xào nóng, đắp vào chỗ đau.

    Quý bệnh nhân khi có nhu cầu khám chữa bệnh, mua thuốc, dược liệu... Hãy đến với Phòng Khám YHCT Thuận Nhân để được đội ngũ y bác sỹ nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, thăm khám và điều trị hiệu quả!

    Phòng Khám YHCT Thuận Nhân

    Y TÂM – PHƯƠNG TINH – DƯỢC TỐT

    Sức khỏe là cội nguồn của Hạnh Phúc

    • Bs. Quách Trí Quang Điện thoại : 097.550.9088
    • Địa chỉ: Số 303A Đường Nguyễn sơn – Phường phú thạnh – Quận Tân phú -TP. Hồ Chí Minh
    Google map
    Fanpage
    Zalo
    Hotline
    0